Việt Nam có 54 dân tộc trên khắp cả nước, mỗi dân tộc, trong quá trình lịch sử hình thành và sinh sống, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm chữa bệnh quý báu từ chính những cây thuốc của dân tộc mình.tạo thành đông y Việt Nam (hay còn gọi là Nam Y).
LỊCH SỬ ĐÔNG Y
Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc trong quá trình lịch sử hình thành và sinh sống, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm chữa bệnh quý báu từ chính những cây thuốc của dân tộc mình, tạo thành đông y Việt Nam (hay còn gọi là Nam Y).
Từ những kinh nghiệm đó, kết hợp với hệ thống lý luận chặt chẽ, Đông y Việt Nam đã phát triển các phương pháp phòng, chữa bệnh hiệu quả, giúp chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân từ xưa cho đến ngày nay. Từ Cách mạng tháng Tám (1945), nhà nước ta đã chủ trương rõ trong luật Bảo Vệ Sức Khoẻ và Hiến pháp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về việc kết hợp Đông y và Tây y để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho nhân dân ta.
Ngày 27/2/1955, chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho ngành Y tế khẳng định rằng: “Ông cha ta đã có nhiều kinh nghiệm quý chữa bệnh bằng thuốc Nam và thuốc Bắc. Ðể có thể phát triển y học, các cô chú phải chú ý nghiên cứu và kết hợp Ðông y và Tây y”.
Cũng từ năm 1957, nhiều cơ sở Đông y đã được thành lập, có đóng góp lớn trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân ta. Bên cạnh đó, công tác đào tạo thầy thuốc Đông y, cũng như quá trình nghiên cứu khoa học, bào chế dược liệu được phát triển. Dần dần từ đó, liệu pháp chữa bệnh bằng châm cứu, thuốc nam đã phổ biến hơn trong cuộc sống của người dân.
Hiện nay, hệ thống cán bộ Đông y gồm có: các bác sỹ, dược sỹ, lương y và y sỹ Đông y.
Những nội dung cơ bản của nền Đông y Việt Nam: 1. Quan niệm về bảo vệ sức khoẻ Sức khỏe: phải tự con người có ý thức, tự giữ gìn sức khoẻ của bản thân mình, chú trọng phòng bệnh từ gốc, nâng cao sức chống đỡ bệnh tật của cơ thể.
2. Những nhận thức cơ bản về dự phòng bệnh tật bảo vệ sức khoẻ theo đông y - Giữ cân bằng trong quy luật “Sinh, Khắc, Chế, Hóa của Ngũ Hành” - Giữ cân bằng trong quy luật về “đối lập, hỗ căn, bình hành, thống nhất của Âm và Dương” - Tạo trạng thái cân đối hài hoà giữa “tự nhiên và con người” - Phòng bệnh một cách tích cực triệt để từ “cá nhân đến xã hội”. Các quan niệm và nhận thức này phù hợp với các học thuyết Thiên – Địa – Nhân hợp nhất và nhân thể là một chỉnh thể trong y học.
3. Các biện pháp ứng dụng đông y vào thực tế - Hàng ngày phải thực hiện dưỡng sinh, đạo dẫn: luyện khí, luyện thần, luyện lực, thực hiện tu tâm dưỡng tính để thể chất luôn kháng kiện, tư tưởng ổn định, yên tĩnh, tinh thần vui vẻ mới chống đỡ có hiệu quả với tà khí bệnh tật. - Thực hiện vệ sinh yếu quyết cả về thân thể và vệ sinh môi trường kết hợp chặt chẽ với đề phòng bênh tật. - Bảo vệ sức khoẻ bằng cách gắn với giáo dục tư tưởng tâm đức nhằm cải thiện tính người, cải lương xã hội, nâng cao dân trí. - Ðiều hoà cơ thể, giữ cân bằng con người với thiên nhiên cả hai mặt vật chất và tinh thần, giữ gìn bảo vệ sức khoẻ cân đối trong lao động, nghỉ ngơi, ăn, mặc, ở… của mọi người. - Thực hiện đề phòng tai nạn để bảo đảm an toàn cuộc sống trong gia đình, trên đường phố, trong lao động và cả cộng đồng.
Nội dung cơ bản về bệnh lý theo đông y: - Biện luận bát cương: Âm dương, biểu lý, hư thực, hàn nhiệt. - Biện luận tam nhân: nội nhân, ngoại nhân, bất nội ngoại nhân. - Lý luận cơ bản bao gồm những hiểu biết và vận dụng trong biện chứng luận trị biện luận cơ bản về lục phủ, ngũ tạng, kinh lạc, dinh vệ, khí huyết, tinh, thần, tân, dịch.
• Pháp - Thể hiện biện chứng luận trị, phân loại theo bệnh nguyên, bệnh chứng, bệnh danh, và những ý chỉ của phép chữa bệnh gia giảm phương thang. - Bát pháp có: Hãn, Thổ, Hạ, Tiêu, Hoà, Thanh, Ôn, Bổ. - Tứ chẩn trong khám bệnh là: Vọng, Vãn, Vấn, Thiết (trong vọng chẩn có thiệt chẩn, còn trong thiết chẩn có mạch chẩn).
• Phương - Kê đơn bốc thuốc theo “quân, thần, tá, sứ”. Phối ngũ thuốc hợp lý. Trong chữa bệnh phải thực hiện được tâm lý dự phòng và tâm lý trị liệu. - Ứng dụng các biện pháp trị liệu không dùng thuốc như: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, luyện tập dưỡng sinh,thư giãn, khí công, nội công. Các cách chữa này thực hiện dễ dàng và không gây độc hại cho cơ thể.
• Dược
- Thực vật và động vật làm thuốc Đông y, Nam y được trồng, hái và chế biến để các vị thuốc được quy kinh phối ngũ theo tứ khí thăng, giáng, phù, trầm, bào chế theo kinh nghiệm và y lý Đông y, Nam y. Phương pháp chế thuốc cũng không phức tạp và có thể thực hiện được theo quy trình. - Ðiều tra nghiên cứu hàng nghìn đơn thuốc y học cổ truyền, cho thấy tỷ lệ các loại thuốc trong đông y là: thể thuốc uống dạng lỏng chiếm 42%; dạng viên bột chiếm 38%; dùng đắp, bóp, xoa chiếm 15%; dạng xông 5%. Một số cây con thực phẩm cũng được dùng trong y học cổ truyền. - Không nên dùng thuốc thái quá, hạn chế vị độc, biết điều chỉnh, gia giảm các vị thuốc phù hợp với diễn biến bệnh và cơ thể người bệnh.
|