DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP > GÓC NHÌN DOANH NHÂN
Bản in
George Buckley: "Kinh doanh là một cách kiếm tiền tuyệt diệu"
Tin đăng ngày: 2/12/2014 - Xem: 3385
 

“Chúng tôi nghèo đến thảm hại,” Buckley nhớ lại. Khi còn bé, ông bị bệnh thận, bệnh thiếu máu ác tính và viêm cuống phổi mãn tính, lại còn thêm một u nang sau đầu gối.

Upload

Nét hài hước kiểu Anh phảng phất trong con người George Buckley. Vị CEO của 3M này trông giống một doanh nhân vùng Trung Tây nước Mỹ với chiếc áo blazer khoác ngoài sơ mi hở cổ.

Tuy vậy, chất giọng của ông vẫn là sự mạnh mẽ và hoạt bát của người Nam Yorkshire (Anh), cho dù trong một số lễ lạt, ông có chỉnh giọng cho mang hơi hướm Mỹ hơn.

George Buckley, 64 tuổi, đã điều hành 3M từ năm 2005. Ông tiếp quản vị trí của Jim McNerney khi ông này chuyển sang làm CEO cho Boeing. Hai người không thể khác biệt hơn.

McNerney lớn lên ở khu ngoại ô Chicago giàu có, tiếp bước cha anh vào ĐH Yale, rồi Trường Kinh doanh Havard, nay ông đang điều hành một tập đoàn hàng không danh giá và tư vấn cho Tổng thống Barack Obama về xuất khẩu.

Buckley là một kỹ sư xuất thân nghèo khó thích điều hành một công ty có sản phẩm nổi tiếng nhất là băng dính, giấy nhắc việc và tấm cao su rửa bát.

Trong khi McNerney tập trung vào cắt giảm chi phí và quản lý hiệu quả thì Burkley lại lái công ty chú ý tới khoa học và sáng kiến.

Trong trụ sở rộng lớn của công ty ở St Paul, Buckely nổi tiếng là người sâu sát.

Ông thấy thoải mái trong phòng thí nghiệm khi bàn bạc các đặc tính khoa học của chất dính, chất mài mòn, sợi không dệt, … Nhân viên nói về CEO của mình với sự kính trọng hết sức chân thật, họ gọi ông là “Tiến sỹ Buckley”.

Ông lớn lên ở Sheffield, hồi bé sống cùng người bà khuyết tật sau khi cha mẹ bỏ rơi ông lúc 4 tháng tuổi.

” Khi bà không còn chăm sóc nổi ông, một người thuê nhà nhận ông làm con nuôi. Con người tốt bụng này qua đời khi ông lên tám nên chồng bà, một công nhân ngành thép, tiếp tục chăm sóc Buckley.

Họ sống ở Pitsmoor, một khu dành cho dân lao động. “Chúng tôi nghèo đến thảm hại,” Buckley nhớ lại. Khi còn bé, ông bị bệnh thận, bệnh thiếu máu ác tính và viêm cuống phổi mãn tính, lại còn thêm một u nang sau đầu gối.

Ông nhập học trường dành cho trẻ tàn tật. Năm 15 tuổi ông ra trường mà không có bất kỳ chứng nhận gì vì người tàn tật không có cơ hội đi học cao lên nữa.

“Tôi nhớ là đã tự nói với chính mình rằng: [trừ khi học tiếp lên cao] mày sẽ ngu trong suốt phần đời còn lại,” ông nói. Vì thế ông dành được một suất vào cao đẳng trước khi chuyển tiếp lên đại học và cuối cùng bảo vệ luận án tiến sỹ kỹ thuật điện và điện tử.

Vị trí quản lý cao cấp đầu tiên của ông là ở British Rail khi ông góp phần hiện đại hóa hệ thống đường sắt trong thập niên 1980. Ông từ nhiệm khi chính phủ Thatcher tư nhân hóa ngành đường sắt.

“Nếu không thì tôi cũng chẳng bỏ đi,” ông nói. “Bất chấp những lời châm biếm về British Rail, đó là một nơi làm việc tuyệt vời với rất nhiều con người cực kỳ thông minh và tận tụy.”

Buckley rời Anh tới Mỹ năm 1993 vì bị cuốn hút bởi những cơ hội ở mảnh đất này.

“Khi tôi tới Mỹ, tôi có ấn tượng là nếu như chúng tôi từng xây dựng một tuyến đường sắt dài 100 dặm ở Anh thì họ đang xây dựng những tuyến dài tới 1.000 dặm,” ông nói.

“Cái gì cũng có vẻ lớn hơn, tốt hơn, nhanh hơn, phức tạp hơn và ấn tượng hơn. Tôi muốn có chỗ đứng của riêng mình, để xem mình có thể sống, sống sót và thành công ở cái thế giới này hay không.”

Điểm đến của ông là Emerson Electric, nơi ông vui vẻ làm việc dưới quyền Charles Knight, vị CEO huyền thoại từng điều hành công ty công nghiệp này trong 27 năm.

“Hai điều tuyệt vời nhất tôi từng làm trong sự nghiệp của mình là gia nhập Emerson và rời Emerson. Đó là trường học kinh doanh số một,” ông nói.

“Rất khác với sự lịch sự và hòa nhã ở British Rail. Làm việc cho Chuck Knight giống như làm việc cho Thành Cát Tư Hãn.”

Buckley có phong cách quản lý hơi khác một chút. Dường như ông hơi thiếu cái tôi, nổi bật nhất là câu chuyện về một trong những người vợ cũ của ông đã “bỏ theo cái tên chơi bời đã bán nhà cho tôi. Cô ấy nói tôi nhàm chán, có lẽ cô ấy cũng đúng thật.”

Ông thích hướng sự chú ý của mọi người tới công nghệ đằng sau sản phẩm của 3M thay vì tài lãnh đạo của ông. “Đây là công ty lớn dựa chủ yếu vào khoa học cuối cùng trên thế giới,” ông nói.

Sự tập trung vào sáng tạo ấy dưới thời Buckley trở thành động lực cho chiến lược kinh doanh của công ty.

Tỷ lệ doanh thu từ các sản phẩm mới (được giới thiệu trong vòng 5 năm trở lại đây) tăng hơn gấp đôi lên 31% tổng doanh thu trong thời gian ông nắm quyền. Nhờ thế mà lợi nhuận cũng tăng.

Lợi nhuận ròng năm ngoái của 3M là 4,1 tỷ đôla với doanh số 26,7 tỷ đôla, tăng từ con số 3,2 tỷ đôla lợi nhuận và 23,1 tỷ đôla doanh số năm 2009.

3M đã đi trước Google rất lâu và cho phép nhân viên dành 15% thời gian làm việc cho các nghiên cứu của riêng mình, dù là trong phòng thí nghiệm hay trong các “câu lạc bộ công nghệ” (Tech Club), tức các nhóm nhân viên tập hợp từ nhiều bộ phận khác nhau cùng bàn thảo về những vấn đề cùng quan tâm.

Giấy nhắc việc ban đầu cũng ra đời từ một Tech Club như thế.

Tuy vậy, dưới thời McNerney, quy tắc 15% trên đã không còn được sử dụng. Buckley phục hồi lại quy tắc đó cùng các Tech Club. Khi ông mới nhậm chức, mới có 1.800 cuộc họp của các Tech Club, năm ngoái con số ấy đã là 10.000.

Vậy ông quản việc sáng tạo như thế nào để bảo đảm thời gian rỗi kia vẫn năng suất? “Đó thực sự là nhờ kỹ năng lãnh đạo hơn là quản lý,” ông nói. “Quản lý là về quy trình. Lãnh đạo là về ý tưởng và nguyên tắc.”

Ông nói thêm: “15% không qua trọng. Vấn đề là ở sự tự do. Trong một xã hội sáng tạo, phải cho phép con người được lựa chọn.

Sơ lược tiểu sử George Buckley:

* Sinh: Ngày 23/3/1947 tại Sheffield, Anh

* Học vấn: Cử nhân khoa học ĐH Huddersfield; bằng Tiến sỹ tại hai ĐH Southampton và Huddersfield.

* Sự nghiệp:
- 1975 Tham giao Ủy ban phát điện trung ương Anh với tư cách nghiên cứu viên.
- 1978 Chuyển tới Mỹ làm việc cho Detroit Edison, trở thành TGĐ bộ phận cung cấp nước nóng cho khu dân cư.
- 1986 Trở về Anh gia nhập GEC Turbine Generators ở Stafford với vị trí Giám đốc bộ phận máy phát điện.
- 1989 Gia nhập British Rail, trở thành giám đốc bộ phận dịch vụ trung tâm.
- 1993 Trở về Mỹ làm Chủ tịch bộ phận môtơ điện của Emerson Electric.
- 1997 Gia nhập công ty đóng thuyền Brunswick, trở thành Chủ tịch kiêm CEO năm 2000. 2005 Được bổ nhiệm làm Chủ tịch kiêm CEO 3M.

* Sở thích: - Câu cá, làm vườn, nghề mộc.

Nếu có hàng tá các quy tắc, tư duy sẽ không thoát được lối mòn và người ta sẽ không dám chấp nhận rủi ro, phá bỏ cái cũ và thay thế nó bằng một cái mới tốt hơn.”

Trong khi McNerney áp dụng quy tắc quản lý Six Sigma (với mục đích giảm sự khác biệt) trong phòng thí nghiệm nhằm giảm chi phí. Buckley bãi bỏ Six Sigma dù vẫn duy trì nó trong các nhà máy của 3M.

“Nghịch lý là trong một công ty sáng tạo, bạn muốn có càng nhiều sự khác biệt càng tốt, còn trong một dây chuyền sản xuất, khác biệt lại càng ít càng tốt,” ông nói. “Vì thế bạn phải hiểu rằng cái này ở đây thì hợp lý nhưng ở kia thì phải là cái khác.”

3M luôn có khoảng 55.000 sản phẩm, bao gồm cả các thiết bị điện tử cực kỳ phức tạp thường được sử dụng trong màn hình cảm ứng di động và máy tính bảng.

Vậy CEO Buckley có không vui khi công ty thường bị coi là nhà sản xuất giấy nhắc việc và băng dính? “Không hề,” ông cười.

“Đó là những sản phẩm tuyệt vời. Tỷ dụ như giấy nhắc việc, đó là ví dụ điển hình cho một ý tưởng đơn giản lại có ảnh hưởng rộng rãi đến thế, cũng nhờ nó mà thương hiệu chúng tôi vươn khắp toàn cầu.”

Buckley rất hào hứng khi nói về sáng tạo, đối ngược hoàn toàn với vẻ bình thản khi nhớ lại thời thơ ấu gian khó của mình.

Tuần trước ông bước sang tuổi 64 và bắt đầu đợi ngày về hưu vào năm sau. Rõ ràng ông sẽ nhớ công việc của mình. Trong khi ban quản trị 3M cân nhắc người thay thế ông, ông sẽ vui thú nốt với năm tại vị cuối cùng.

“Người Yorkshire mà, tôi thích kiếm tiền,” ông cười lớn. “Rút cục chúng ta kinh doanh là để làm ra tiền chứ không phải giấy nhắc việc, nhưng đó là một cách kiếm tiền tuyệt diệu.”

Diễn đàn doanh nghiệp khác:
Đầu tư chiều sâu (2/12/2014)
Các cơ hội trong khủng hoảng (2/12/2014)
Thôi đừng đổ lỗi! (2/12/2014)
3 bí quyết nâng cao năng lực làm việc cho DN (2/12/2014)
10 công việc bị “ghét” nhất (2/12/2014)
Kinh doanh thành công nhờ... Skype (2/12/2014)
Giải tỏa nỗi sợ…sếp (2/12/2014)
Chớp lấy thời cơ (2/12/2014)
Tìm ra cơ hội đổi mới (2/12/2014)
5 cách xây dựng quyền lực trong công việc (2/12/2014)
10 sai lầm thường gặp của Sếp (2/12/2014)
Chiến dịch email marketing đi vào lòng người (2/12/2014)
Để giữ chân nhân viên, phải biết cách khiến họ hài lòng (2/12/2014)
Nhân viên thụ động, lỗi tại sếp? (2/12/2014)
Bí quyết đánh giá đúng nhân viên (2/12/2014)
 
VIDEO CLIPS
Video
Giải game Đế chế AOE VEC Nghệ An
Cộng đồng doanh nghiệp VEC tổ chức Gala Chào mừng ngày Doanh Nhân Việt Nam 2023
Giải chạy Doanh nhân VEC 2023 thu hút gần 200 vận động viên tham gia
Chào mừng ngày doanh nhân Việt Nam 13/10
Quản lý nhân sự
Kỷ niệm 3 năm thành lập VEC (5/2017-5/2020)
Bài Học Kinh Doanh
Đại lý phòng vé máy bay tại TP Vinh Nghệ An
Khai trương thẩm mỹ viện Mine Korea
Thiết bị bếp Hồng Đăng khuyến mãi dịp cuối năm
Công ty CP Thực phẩm Tứ Phương
Tọa đàm Kết nối và Tôn Vinh Doanh nhân Xứ Nghệ 2018
Ra mắt hệ thống ExpressPlus - ứng dụng thông minh hỗ trợ đầu ra cho doanh nghiệp
36 doanh nghiệp Nghệ An tham gia VEC STARS GROUP
Công Ty TNHH Dũng Trần Quang
Nhật Hoàng - Đơn vị may đo rèm mành số 1 Nghệ An
Không gian đẹp: Ấn tượng căn hộ chung cư nhỏ
Lễ ra mắt VEC Diamonds Group
Chào mừng sự kiện Dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh trở thành di sản nhân loại
Khai trương Trung tâm Phú Nguyên An chi nhánh Hà Tĩnh
DOANH NGHIỆP
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0915.050.067

Văn phòng - 0915.050.067
Hôm nay: 418 | Tất cả: 681,555
 
  Home | Giới thiệu | Tin tức | Hội viên | Diễn đàn doanh nghiệp | Sản phẩm | Liên hệ | Hình ảnh  
 
Cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam VEC
Trụ sở: Số 45 Ngô Gia Tự,  Tp Vinh, Nghệ An
Tel: 0915.050.067
Email: [email protected]
Website: http://vec.org.vn
Chat hỗ trợ
Chat ngay

0915.050.067